Mối chúa là gì? Chúng có nhiệm vụ thế nào trong tổ mối?

Trong một tổ mối sẽ gồm có mối chúa, mối vua, mối thợ và mối lính, trong đó mối chúa có thân hình lớn nhất do chúng lớn lên hàng ngày, mối chúa trưởng thành lớn hơn mối vua 100 lần, lớn hơn mối lính và mối thợ từ 300 đến 1000 lần.

Mối chúa trong một tổ mối có nhiệm vụ sinh sản và phát triển, chỉ huy cả đàn mối, mối chúa có thể sinh sống từ 25 đến 50 năm, trong một tổ mối có thể có một mối chúa hoặc 2 đến 3 mối chúa.

Mối chúa sinh ra từ đâu?

Mối chúa là loài phát triển từ mối cánh, khi trời mưa, các mối cánh sẽ bay vào khu vực có nguồn ánh sáng, khu vực nhà ở con người, khi tiếp xúc với ánh sáng trong vòng khoảng 15 phút, mối sẽ rụng cánh và bò đi tìm mối đồng loại để giao phối và sinh sản.

Mối chúa

Khi tìm khu vực thích hợp chúng sẽ đào sâu vào trong lòng đất, đẻ trứng và phát triển đàn, khi số lượng mối thợ lớn, mối lính đầy đủ, là khi tổ mối hình thành và có thể đi tìm thức ăn từ các chất có nguồn gốc là cellulozo, gỗ.

Môi trường sống của mối chúa, khả năng sinh sản

Môi trường sống của mối chúa thuận lợi nhất là những khu vực có khí hậu nhiệt đới, vì chúng có thể sinh sản hàng ngày, không như khu vực ôn đới mối sẽ ngưng sinh sản vào thời tiết lạnh, đó là nguyên nhân vì sao mối phát triển rất nhanh tại nước ta.

Mối chúa có thể sinh sản trong vòng 10 năm đầu, sau đó chúng sẽ sinh ra những mối chúa thế hệ sau để tiếp tục duy trì và phát triển đàn mối, khi tổ mối đã phát triển đầy đủ, gặp thời tiết thuận lợi mối chúa tiếp tục sinh sản ra mối cánh và sau đó mối cánh có nhiệm vụ di chuyển đến khu vực khác để tìm các vị trí gây dựng tổ mối mới, vòng quay như thế có thể lặp đi lặp lại theo chu kỳ.

Đối với loài mối đất, mối chúa sẽ sống ở tổ dưới lòng đất, đối với loài mối gỗ, mối chúa sẽ sống ở trong khu vực vật dụng, công trình gỗ của bạn.

Mối chúa có nhiệm vụ như thế nào trong một tổ mối

Loài mối chúa thực chất là một cổ máy sinh sản, chúng thường ẩn núp sâu bên trong tổ mối và không di chuyển đi đâu trong cả quảng đời sinh sống, mối chúa sẽ làm nhiệm vụ duy trì nòi giống, chỉ huy cả đàn mối, hình thành loài mối tại nhiều nơi.

Mối chúa sinh sống nhờ vào thức ăn của mối thợ và mối lính, mối thợ và mối lính đi lấy thức ăn ở các khu vực quanh tổ mối, mang thức ăn là cellulozo để về nuôi mối chúa, mối vua.

Mối lính, mối thợ mang thức ăn cho mối chúa, mối vua vào hoàng cung ẩn sâu tận bên trong tổ mối, chúng phải đi qua đường nhỏ để vào cung.

Khi mối chúa sinh các trứng ra, mối lính và mối thợ sẽ có nhiệm vụ mang trứng này đi ấp, để hình thành mối con; mối con sẽ tiếp tục do các mối lính, mối thợ chăm sóc để thành mối trưởng thành.

Mối chúa phụ trách sinh sản trong tổ mối

Cách bắt mối chúa tại các tổ mối

Khi phát hiện tổ mối, ta tiến hành đào tổ mối rất sâu dưới lòng đất để tìm bắt mối chúa, đó là cách duy nhất để tìm bắt mối chúa, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng sẽ gặp được mối chúa, bởi nhiều tổ mối có khu vực tổ rộng lớn, cung của tổ mối làm tại khu vực khá kín đáo, vì thế việc săn tìm mối chúa là công việc rất khó khăn.

Mối chúa với khả năng ẩn núp sâu như vậy nên việc tìm kiếm và tiêu diệt tổ mối là hết sức vất vả đối với con người.

Vậy mối chúa là gì, cách diệt mối chúa như thế nào hiệu quả?

Với những thông tin trên, chắc hẳn các bạn đã biết mối chúa là gì? (moi chua là gi) nguồn gốc, đặc điểm, nguy hại của mối chúa.

Vì thế trong một tổ mối, khi mối chúa chưa được tiêu diệt, thì gần như tổ mối không được tiêu diệt tận gốc, các mối lính và mối thợ bị tiêu diệt xong lớp này, sau một thời gian mối chúa sẽ sinh sản và phát triển đàn trở lại, tổ mối lại tiếp tục gây hại cho con người, đó là nguyên nhân vì sao việc diệt mối gây hại tại nhà bạn không mang lại hiệu quả, khi mối chúa chưa bị tiêu diệt.

Tuy nhiên với thời đại khoa học kỷ thuật phát triển việc tiêu diệt mối chúa không còn là vấn đề lớn nữa.

Với phương pháp diệt mối sinh học là dùng chất sinh học có tác dụng lây nhiễm phát bệnh ở mối, nhử mối bằng cách đặt hộp nhử mối, phun rắc thuốc diệt mối, sau đó mối lính đem thuốc về tổ, thuốc phát huy tác dụng tại tổ mối, cả mối chúa, mối vua, mối lính, mối thợ sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn và đây là cách diệt mối tận gốc.

Để tìm hiểu thêm về loài mối chúa là gì, tư vấn cách diệt mối tại nhà, phương pháp diệt mối tận gốc, diệt mối sinh học, an toàn không độc hại, bạn hãy liên hệ chuyên gia diệt mối theo đường dây nóng 0979.889.587

Liên hệ Công ty TNHH Diệt côn trùng Vĩnh Phúc

TT Y Tế Yên Lạc – Vĩnh Phúc

Hotline 0979.889.587

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *